BÁO CÁO KHẢO SÁT
DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA
ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ
LỀU VĂN MINH
XÃ Thọ Xương, TX Bắc Giang,
Tỉnh Hà Bắc
= (x) =
Năm 1994 –
Lăng mộ ngài Lều Văn Minh
Đền thờ ngài Lều Văn Minh
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHẢO SÁT
DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ
NAM BÌNH GIANG ĐÔ THỐNG ĐẠT TƯỚNG QUÂN
LỀU VĂN MINH
Xã Thọ Xương, thị xã Bắc Giang (Hà Bắc)
——–
ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã Thọ Xương, thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc còn lại một khu di tích lịch sử văn hóa quý, Đó là đền thờ và lăng mộ Nam Bình Giang đô thống Đại tướng quân Lều Văn Minh. Đó là những công trình tín ngưỡng của nhân dân địa phương nhằm tôn kính, ngưỡng vọng và nhớ ơn một danh tướng thời Lý là Lều Văn Minh – người đã có công đánh giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc gia Đại Việt, và cuối cùng đã anh dũng hy sinh. Lều Văn Minh mà nhân dân vẫn tôn vinh và sùng kính là Lều Tướng công đã được Nhà vua các triều phong kiến truy phong là Thượng đẳng thần, và sức cho các làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng và sau đí cả làng Hương thờ phụng làm thần hoàng làng, đồng thời cũng tôn phong Lều phu nhân là Thượng đẳng thần – vì bà đã cùng với Lều Tướng công tham gia đánh giặc ngoại xâm và anh dũng hy sinh. Đã từ lâu, nhân dân các làng Thương, Hòa yên, làng Đun và làng Hướng đã lập đền, nghề, dựng đình thờ phụng Lều tướng công và phu nhân; đồng thời tiến hành xây cất lăng mộ của Lều tướng công và Đức vua bà (tức Lều phu nhân), đền vừa biểu hiện lòng nhớ ơn, ngưỡng vọng thành kính, vừa bảo tồn lâu dài các di tích, cổ vật, tài liệu có giá trị lịch sử – văn hóa quý của quê hương và của dân tộc.
Trải trường kỳ lịch sử, với bao thăng trầm và biến thiên của thiên tai và xã hội, sự tàn phá của chiến tranh, đến nay di tích về Lều Tướng công và Đức Vua bà chỉ còn lại phần Lăng mộ, và ngôi đền thờ hai vị ở làng Hòa Yên. Chính vì vậy, mà những di tích còn lại này càng có ý nghĩa lịch sử quý và giá trị văn hóa cao, bởi nó đã trở thành trung tâm thờ phụng ngưỡng vọng với lòng thành kính nhớ ơn của nhân dân 4 làng xưa (làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng, và làng Hướng), đồng thời là chứng tích lịch sử quý với nhiều cổ vật, tài liệu quan trọng phản ánh về cuộc đời, thân thế sự nghiệp của một danh tướng triều Lý, phản ánh quá trình lịch sử và mối liên kết gắn bó mật thiết với danh tướng Lều Văn Minh. Trân trọng và quý giữ di tích đên thờ và lăng mộ Lều tướng công, nhân dân 4 làng có yêu cầu và nguyện vọng các di tích này được Nhà nước công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa, để trên cơ sở khoa học và pháp lý, tiến hành việc sử dụng và bảo vệ di sản văn hóa của quê hương ngày một tốt đẹp hơn, có hiệu quả hơn, góp phần xây dựng cuộc sống ngày càng giàu có thịnh vượng và đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là nguyện vọng chính đáng, phù hợp với đường lối và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc. Nguyện vọng và yêu cầu đó của nhân dân đã được Đảng, chính quyền xã Thọ Xương và Thị xã Bắc Giang đồng tình ủng hộ và đề nghị cơ quan Văn hóa của Nhà nước nghiên cứu, xem xét. Đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng trên, đồng thời thực hiện kế hoạch công tác chuyên môn của các ciw quan, Phòng Văn hóa Thông tin và Thể thao thị xã Bắc Giang đã phối hợp với Bảo tang Hà Bắc, tiến hành nghiên cứu khảo sát và lập hồ sơ khoa học và pháp lý dề nghị Nhà nước ra quyết định công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa cho di tích đền thờ và Lăng mộ Lều Văn Minh thuộc xã Thọ Xương, thị xã Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. Trong quá trình làm việc, đoàn công tác của hai cơ quan, đã được sự đồng tình và chỉ đạo, giúp đỡ của Đảng, chính quyền xã Thọ Xương, sự phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi của nhân dân địa phương. Nhân đây, chúng tôi xin ghi lời cảm tạ và biết ơn chân thành, đặc biệt là sự giúp đỡ, chỉ bảo, cung cấp tài liệu của đại diện nhân dân và các cụ ở các làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng, Hướng và tiêu biểu là các cụ, các ông bà trong Hội bảo thọ và Ban sưu tầm di tích lịch sử của các làng xóm kể trê. Sau đây là báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát di tích lịch sử văn hóa đền thờ và Lăng mộ Nam bình Giang đô thống Đại tướng quân Lều Văn Minh, xã Thọ Xương, Thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc.
- NAM BÌNH GIANG ĐÔ THỐNG ĐẠI TƯỚNG QUÂN LỀU VĂN MINH MỘT DANH TƯỚNG TRIỀU LÝ VÀ SỰ THỜ PHỤNG CỦA NHÂN DÂN.
- Đã từ rất lâu đời, nhân dân các làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng, Hướng đã lập đình, dựn đền thờ Lều Văn Minh mà nhân dân vẫn tôn vinh với niềm sùng kính, ngưỡng vọng là Lều Tướng Công – Vị thần hoàng của 4 làng trên. Nơi đây không chỉ có những kiến trúc tín ngưỡng thờ cúng Lều Tướng Công của nhân dân, mà còn có các di tích Lăng mộ của ông và phu nhân, cùng các nguồn tài liệu văn tự cổ như bia đá khắc ghi thần tích công trạng của Lều Tướng Công đặt tại Lăng mộ, các sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam gia phong ban tặng cho lều Tướng công và phu nhân là bậc Thượng đẳng thần và sức cho dân làng các làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng, Hyownsg thờ phụng hương hỏa, bảo giữ lăng mộ; cùng những điều khoản về việc cùng nhau thờ cúng của các làng. Căn cứ vào các nguồn sử liệu cổ tự trên, Trịnh Như Tấu trong công trình khảo cứu “Bắc Giang địa chí” xuất bản năm 1937, đã ghi rất trang trọng về tướng công Lều Văn Minh trong mục cổ tích với tiêu đề: “Nam Bình Giang sứ” xin ghi lại nguyên văn như sau:
“Đời vua Lý Thái Tôn ở thôn Cao Xá, thuộc huyện Thiên Phúc tỉnh Nghệ An, có hai vợ chồng Lều Trân và Hoàng thị, sinh nhai về nghề đánh cá trong cái hồ tỉnh ấy. Hồ ấy sâu như lòng chảo… Cuộc đời và sự nghiệp của Lều Tướng công không chỉ được ghi vào bia đá và các triều vua phong kiến Việt nam thừa nhận truy phong là Thượng đẳng thần, và sức cho các làng thờ nhân dân các làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng, Hướng với những câu chuyện đượm màu thần thoại cùng các di tích, địa danh, lăng mộ thể hiện sự nhớ ơn và sùng bái của nhân dân đối với Lều Tướng công – Một danh tướng thời Lý, có công đánh giặc giữu nước, bảo vệ quốc gia Đại Việt. Chẳng hạn như truyền tích về sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của Lều tướng công. Khi ông bị thương ở bến đò làng Hướng, nhưng vẫn cố chạy về Cung Nhượng, trên đường chạy, máu chảy ra, mỗi giọt máu của người rơi xuống đều để lại dấu tích: như ao, bụi tre ngà, bụi đuối … Khi chạy về tới địa điểm Man Cẩn thuộc Cung Nhượng thì ngài hóa ở đó. Một người làng Thương đi chợ bán chiếu, là người đầu tiên nhìn thấy thi thể của người nằm trên gò, song không biết là ai, nhưng cũng đem chiếc chiếu của mình đắp phủ lên, rồi mới đi. Sau đó, một lão nông người Hòa Yên, đi thăm đồng, liền nhìn thấy đống đất đùn lên thành mối – nơi mà ngài hóa, liền lấy cuốc đắp đất lên thành gò mộ. Cũng vì vậy mà cả ba làng Thương, Hòa Yên và Cung Nhượng cùng tôn thờ Lều Tướng công. Rồi sau đó do sự phát triển và gia tăng dân số, Cung Nhượng được chia tách làm hai: là Cung Nhượng và Hướng (hay dân gian quen gọi là Đụn và Hướng), vì vậy Lều Tướng Công sau này được thờ ở 4 làng, và mối gắn kết giữa các làng coi nhau như anh em. Lại có chuyện kể rằng, đức thánh vốn được nuôi dưỡng ở làng Thương, rồi lấy vợ ở Hòa Yên, và khi là danh tướng thì đóng đồn luyện quân ở Cung Nhượng, vì vậy ba làng cùng thờ Đức Thánh và coi như anh em. Việc thờ cúng của các làng và từ rất lâu đời, và trở thành tục lệ, khoán ước nhằm duy tì lâu dài việc thờ phụng và bảo vệ phần mộ như sau: Văn bia ở lăng mộ, khắc năm Khải Định thứ hai ghi lệ thờ cúng và bảo vệ phần mộ của các Lăng như sau:
- Một lệ giao Lăng Đại Vương cho Hòa Yên trông nom.
- Một lệ: hằng năm tiết thanh minh trước 10 ngày. Lăng Thọ Xương phải thông báo cho hai lăng Hòa Yên- Cung Nhượng đem lễ vật đến làm lễ tại lăng và cùng tảo mộ.
- Một lệ: Từ nhất phẩm trở lên, muốn xây dựng nhà cửa phải xa lăng 90m cả 4 bên
- Một lệ: Cấm trẻ trăn trâu không được thả vào lăng làm hư hại lăng.
- Một lệ: Về sau tu bổ lăng tẩm và tiết thanh minh, cả ba Xã (tức ba lăng: Thượng, Hòa yên, Cung Nhượng) phải có trách nhiệm ai sai phải chịu tôi.
Việc thờ cúng của nhân dân với Lều tướng công rất tôn nghiêm sùng kính. Các làng đều lập đình và nghè để tôn thờ Lều tướng công. Riêng ở Hòa Yên, còn có nghề thờ riêng Đức Vua Bà- Tức phu nhân của Lều Tướng Công, dựng ngay cạnh đình. Việc tôn thờ của nhân dân được các triều vua phong kiến thừa nhận và ban sắc phong và sức cho dân làm thượng đẳng thần. Hiện nay ở đền thờ Lều Tướng Công và phu nhân làng Hòa Yên còn lưu được 4 đạo sắc của các vua triều Nguyễn là:
- Duy tân tam niên (1911): Bắc Giang tỉnh, Phát Lộc huyện, Hòa Yên xã tòng tiền phụng sự bảo an trấn tĩnh hung ngự trác Vỹ dực bảo trung ưng: Nam Bình giang đô thống tướng quân thượng đẳng thần.
- Khải định nhị niên (1917): Bắc Giang tỉnh, Lạng Giang phủ, Hòa Yên xã phụng sự Sầm thị từ ân ph nhân tôn thần: Trung Đẳng thần.
- Khải định cửa niên (1924) Bắc Giang tỉnh, Lạng Giang phủ, Hòa Yên xã tòng tiền phụng sự: Nam Bình giang đại tướng quân điểm hạt sử: Thượng Đẳng Thần.
- Khải định cửu niên (1924) Bắc Giang tỉnh, Lạng Giang phủ, Hòa Yên xã tòng tiền phụng sự phàn thị từ ân phu nhân tôn thần: Nguyên tặng trúng đẳng thần… Gia tặng thượng đẳng thần…
Các nguồn tư liệu trên cho thấy Lều Tướng Công và phu nhân được nhân dân tôn thờ từ rất lâu đời. Cùng với việc lập đình đền nghè thờ phụng, nhân dân các làng trên còn cùng nhau xây đắp, tu sửa phần mộ tạo thành khu lăng mộ tôn nghiêm, nhằm bảo về lâu dài phần mộ của các ngài. Lần tu sửa mới đây vào năm 1916; Đây là lần tu sửa lớn, được nhân dân các làng cùng góp công sức tu bổ, xây dựng, rồi sau đó đã khắc bia “Thần phả chiến tích công” để ghi lại công trạng sự nghiệp của đức thánh Lều Tướng Công, và các khoản lệnh của các làng cùng nhau tôn thờ, tu bổ, tôn tạo và bảo vệ khu lăng mộ của các ngàu. Rồi lại dựng bia “Tuyên dương công đức” việc tu bổ, xây dựng lăng mộ của toàn dân.
Tại các trung tâm thờ tự tiên, hằng năm nhân dân các làng đều tổ chức cúng lễ rất trống thể vào các tuần tết như sau:
- Ngày tuần rằm hàng tháng: Hương hoa giàu rượu cúng các đức thánh ở đình và nghè, đền.
- Tháng 9 tháng giêng: Cúng lễ đức thánh ở đình và nghè nhằm kỉ niệm ngày sinh của Đức thánh Lều Văn Minh.
- Ngày 23 tháng 5: Ngày lễ Đức thánh ở đình, nghè nhằm kỷ niệm ngày hóa của đức Lều Tướng Công.
- Ngày 22 tháng 9: Ngày lễ đức thánh bà ở nghè (thuộc Hòa Yên) nhằm kỷ niệm ngày hóa của đức vua bà.
Đặc biệt, trong dịp thanh minh, nhân dân cả 4 làng cùng nhau tổ chức tảo mộ và kéo hội rất trọng thể. Trong ngày này 4 làng cùng tổ chức rước ngài, bài vị đức thánh ra công đồng tại lăng, tiến hành tế lễ trọng thể, rồi cùng nhau hưởng lộc. Trong việc tế lễ, làng Thương được giữ vai chủ tế vì được tôn là anh cả. sau tế lễ tại lăng; các làng lại rước về đình làng mình mở hội vui và tế lễ rất trọng thể, linh đình và trầm uất, với trò vui rất hấp dẫn, sôi động như: đu, vật, hát chèo, nhả tơ, kéo chứ “Thiên hạ thái bình”, cờ người. Đông vui sầm uất nhất là lễ hội ở đình làng Thương. Với các trò vui đọc đáo, hấp dẫn như: Đu tiên, cờ người, kéo chữ, thi người đẹp ( hoa hậu) vv… Song trang nghiêm sùng kính và sầm uất nhất vẫn là lễ rước của nhân dân các làng với trai thanh gái lịch, hiệu, long đỉnh, cờ, quạt tàn long, siêu đao, bát hiểu… thu hút hàng chục nghìn người các nơi kéo về dự hội.
Nói tóm lại Lều Tướng Công – Tức Lều Văn Minh, là một danh tướng triều Lý. Ông và phu nhân đã cống hiến trọng đời mình cho sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm bảo vệ quốc gia Đại Việt, và đã anh dũng hy sinh. Cuộc đời sự nghiệp của Lều Tướng Công đã được nhân dân nhớ ơn, thờ phụng, nhà nước phong kiến Việt Nam tôn phong làm thượng đẳng thần và ban sắc phong cho nhân dân nhiều làng xã thờ làm thánh hoàng làng; làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng và làng Hướng- Nơi quê hương đã gắn bó với cuộc đời, sự nghiệp quang vinh của Lều Tướng Công và ohu nhân, cũng là nơi mà các ngài đã ngã xuống vì sự nghiệp đánh giặc ngoại xâm: Nhân dân các làng quê này từ lâu đã lập đền dựng đình nghè tôn thờ Lều Tướng Công và phu nhân đồng thời xây cát, bảo vệ lăng mộ của các ngài. Những hoạt động tín ngưỡng và văn hóa tâm linh cùng các di tích, địa danh, tài liệu, cổ vật và truyền kể về Lều Tướng Công, cho phép suy đoán có cơ sở. Lều Tướng Công là nhân vật lịch sử có thật- một danh tướng triều Lý, xứng đáng với lời ca ngợi của nhân dân kinh bắc tử xưa:
“Trời giúp nước Nam
đất sinh tướng giỏi
Lý có đương phủ
Trần có tướng giúp
Thông minh sang suốt
Phúc nước lâu dài
Nam Bắc cùng yên
Núi sông không sợ
Đầu sông Nhật Đức
Cạnh núi Đông Nham
Lăng tẩm họ Lều
Mọi người tôn kính”.
LĂNG HÒA YÊN VÀ DI TÍCH ĐỀN THỔ LĂNG MỘ LỀU VĂN MINH- DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA – QUÝ CÁN – ĐƯỢC NHÀ NƯỚC CÔNG NHẬN – BẢO VỆ, CẤP BẰNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA.
Như phần trên đã trình bày, Đức thánh Lều Tướng Công được nhân dân các làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng và Hướng dựng đình, nghè tôn thờ từ rất lâu đời. Đồng thời, các làng cùng nhau xây dựng, tu bổ và bảo vệ lăng mộ của các ngài, cùng tổ chức việc thờ cúng, tảo mộ và tổ chức lễ hội, rước sách, tế lễ, các hoạt động văn hóa tín ngưỡng tâm linh mang tính cộng đồng đó. Phản ánh lịch sử lâu đời và mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa các làng, vốn là truyền thống đáng quý, cần giữ gìn và phát huy.
Song trải trường kỳ lịch sử, với bao biến cố của thiên nhiên và xã hội, đặc biệt trải qua nhiều chiến tranh, nên các công trình thờ phục đức thánh Lều Tướng Công ở các làng: Thượng, Cung Nhượng và Hướng đều bị tàn phá các nguồn tài liệu, cổ vật và di tích về Lều Tướng Công ở các làng quê này đã bị mất. Đó là tổn thất lớn. Song rất may, là ở làng Hòa Yên, nhân dân đã tiến hành tu dựng lại ngôi đền làm nơi thờ phụng đức thánh Lều Tướng Công và Lều phu nhân. Đó là nơi tôn thờ của nhân dân Hòa yên, cũng là nơi tưởng niệm của nhân dân các làng Thượng, Cung Nhượng và làng Hướng. Đặc biệt mới dây (1993) nhân dân 4 làng đã cùng nhau tiến hành tu bổ lại khu lăng của các ngài, nhằm bảo vệ lâu dài phần mộ của các vị thần hoàng làng, cũng các nguồn tài liệu, cổ vật quý giá có ở di tích. Như vậy cho đến nay, chỉ có làng Hòa yên là còn lại di tích đền thờ Lều Tướng Công và phu nhân, cùng với khu Lăng mộ là di tích chung của 4 làng xưa cùng thờ cúng các đức thánh. Vì vậy trong phần báo cáo này, chúng tôi xin giới thiệu về làng Hòa Yên và các di tích của làng quê này và khu lăng mộ của Lều Tướng Công và phu nhân.
- Mấy nét khái quát về Hòa Yên ngày nay:
Hòa Yên ngày nay là một làng thuộc xã Thọ Xương, thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc, Thọ Xương là một thị xã lớn của thị xã Bắc Giang, nằm ở phía bắc và Tây Bắc của thị xã- trung tâm kinh tế- chính trị, văn hóa của tình Hà Bắc, xã nay nằm gần các làng rất cổ xưa và trù phú là xã Hòa Yên, làng Thành, làng Vẽ, làng Hà Vị, làng Cung Nhượng và làng Hướng, với số dân trên 10 ngàn người (nếu cả khu nhà máy phân đạm thì khoảng 12 ngàn người). Hòa Yên là một làng lớn với số dân khoảng 1000 người (130 hộ), cư trú ở hai khu vực Hòa Yên và xóm mới, phí Bắc làng giáp nhà máy phân đạm Hà bắc, phía nam giáp làng Vẽ, phía Tây Nam giáo đê và sông Thương. Người Hòa Yên gồm các Họ Hà, Nguyễn, Phương, Trần, Lê… vốn làm ăn cư trú ở đây từ rất lâu đời, với nghề nghiệp chính là làm ruộng, cấy lúa hai cụ chiêm mùa, trồng rau màu, chăn nuôi gia súc (lợn già, trâu bò…). Ngày nay Hòa Yên cùng với làng Vẽ, Hà Vị, Cung Nhượng, xóm Hướng là một đơn vị hợp tác xã nông nghiệp. Ngày nay, nhờ chính sách và cơ chế đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước ta, các hoạt động kinh tế ở Hòa Yên khá sinh động, đa dạng làm ruộng, làm các nghề thủ công và dịch vụ. Những nét truyền thống và nổi bật của làng quê này từ xưa đến nay là hiếu học, dù khó khăn, nghèo đói vẫn quyết tâm cho con em ăn học, vì vậy số lớn người Hòa Yên là tham gia công tác, làm trên nhiều lĩnh vực. Trong đó nhiều người có trình độ đại học và trên đại học, đang làm việc ở khắp mọi miền của đất nước. Hiện nay, ở Hòa Yên số cán bộ các ngành về nghỉ hưu chiếm số lượng đáng kể. Lực lượng này đang đóng góp tích cực vào công việc chung của dân thôn, nhằm góp phần xây dựng làng quê Hòa Yên ngày càng giàu có thịnh vượng và đậm đà bản sắc dân tộc và làng quê kinh Bắc- Hà Bắc, giàu truyền thống lịch sử và văn hiến.
- Làng Hòa Yên xưa- lịch sử và truyền thống văn hóa tâm linh:
Hòa Yên vốn là một làng cổ, tọa lạc bên bờ sông Thương, ở vị thế rất hiểm yếu. Người dân đến đây cư trú từ rất lâu đời, với cộng đồng gần 20 dòng ọ. Trong số đó những dòng người có số họ có số lượng đông là: Hà, Nguyễn (hai họ), Phương (4 họ), Trần, Lê, vv… Vốn từ rất xưa, người Hòa Yên sống bằng làm ruộng, cấy lúa, với bình quân ruộng là 3 sào 2 thước Bắc bộ một đầu người.
Trước cách mạng tháng 8 năm 1945, Hòa Yên là một xã. Thời Nguyễn, xã Hòa Yên thuộc tổng Thọ Xương, huyện Phát Lộc, phủ Lạng Giang, xứ Kinh Bắc. Sau đó lại thuộc về huyện Lạng Giang. Thời gian mới gần đây, Hòa yên là một bộ phận của xã Thọ Xương, thị xã Bắc Giang – tỉnh lỵ của tỉnh Hà Bắc. Thời Nguyễn tổng: Thọ Xương gồm các xã sau đây: Phú An, Trâu Triền, Nam Xương, Đông Nham, Hà Vỵ và Cung Nhượng.
Cũng như các làng Thượng, Cung Nhượng, làng Hướng, Hòa Yên là một làng cổ, có lịch sử lâu đời và gắn bó với lịch sử của miền quê bên bờ sông Thương lừng chiến công chống giặc ngoại xâm, trải trường kỳ lịch sử của dân tộc với các cuộc kháng chiến chống kẻ thù xâm lược Hán, Đường, Tống – Nguyên – Minh – Thanh- và giặc Pháp. Trong đó: tiêu biểu là làng quê Hòa Yên gắn bó với Lều Văn Minh và sự nghiệp đánh giặc bảo vệ quốc gia Đại Việt của ông và của Lều phu nhân, gắn bó với chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, kết thúc 10 năm kháng chiến chống quân lược nhà Minh. Làng quê ven bờ sông Thương với các tên thân thuộc làng Thượng, làng Thành, làng Vẽ, Hòa Yên, Hà Vị. Cung Nhượng vv…. Đã đi vào lịch sử dân tộc, lịch sử chiến thắng quân xâm lược Minh với niềm kiêu hãnh và tự hào, bởi nhân dân các làng quê này đã góp công của, sức lực và máu xương vào thắng lợi chung của dân tộc. Và những truyền tích nhân dân các làng quê ở đây tham gia đánh giặc ngoại làm thành giả để lừa quân giặc; giúp tướng quân Lê Sát, Phạm Văn Liêu… tiêu diệt quân Minh ở thế hệ trận Xương Giang. Mãi mãi được các thế hệ ghi nhớ và truyền cho nhau về truyền thống đánh giặc đánh giặc ngoại xâm của nhân dân Hòa Yên trong lịch sử.
Những truyền thống đó được hội tụ và kết tinh trong đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân Hòa Yên là việc ngưỡng vọng, tôn thờ đức thánh hoàng Lều Văn Minh cùng nhiều lễ thức, phong tục lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc và làng quê Hòa yên giàu truyền thống văn hiến, mà trung tâm diễn ra là các công trình tín ngưỡng tôn giáo của cả cộng đồng dân thôn, làng xóm, làng Hòa Yên là một kết cấu cộng đồng của nhiều dân tộc họ với mối quan hệ bền chặt: “Trogn họ ngoài làng” “Hố hàng, làng xóm, tắt lửa tối đèn có nhau”. Làng xưa chia làm hai giáp: Giáp Đông và giáp tây. Giáp là tổ chức của những dân đinh (tức đàn ông), nhằm cùng nhau thực hiện “những Lệ làng phép nước”, với nhiệm vụ và chức năng cao cả” phù sinh tống tử”. Lệ xưa ở Hòa Yên. Trai đinh đến 18 tuổi là được vào giáp. Lệ vào giáp phải khảo giáp với lễ vật 10 kg gạo nếp, 1 chục trứng gà (hoặc vit), 3 chai rượu, 30 quả cau. Khi vào giáp, trai đinh có nhiệm vụ làm cỗ, thịt lợn, chia phần mỡ khi làng vào đám. Trong lễ hội, trai đinh nào chưa có vợ được cắt cử vào hội rước (Ngai, kiệu…), còn trai đinh khác được cắt cử vào công việc khác, nhằm phục vụ cho dân vào hội, tế lễ, rước sách. Lệ xưa ở Hòa Yên còn có tục lên lão. Trai đinh khi tới tuổi 50 phải trình lão. Lễ trình lão vào dịp làng vào đám, với lễ trình có xôi, gà, giầu, rượu. Rồi đến 60 tuổi, 70 tuổi cũng được làng khao lão, thể hiện truyền thống trọng lão của người Hòa Yên. Thường 60 tuổi được làng khao 2 cụ một cỗ, 70 tuổi mỗi cụ một cỗ. Cỗ này lấy từ hoa lợi của 13 mẫu 8 sào trong thành Xương Giang (truyền rằng 4 làng: Thượng, Thành, Vẽ và Hòa Yên đã cùng nhau đánh giặc trong thành Xương Giang, rồi lại cùng nhau giúp tướng Lê sát đánh giặc Minh nên 4 làng được hưởng hoa lợi trong thành Xương Giang, mỗi làng 13 mẫu 8 sào). Số ruộng của Hòa Yên trong thành Xương Giang được giao cho làng thành làm thuê rồi nộp cho Hòa Yên.
Các hoạt tâm linh tín ngưỡng của người Hòa Yên khá phong phú và mang nội dung giáo dục và nhân văn rất sâu sắc. Trong mỗi gia đình, gia tộc, đó là tín ngưỡng và các hoạt động thờ cúng ông, bà, cha mẹ, tổ tiên gia tộc, dòng hộ việc tôn thờ và tiến hành việc cúng lễ trong dịp kỵ nhật (giỗ), ngoài ra trong các hoặc tuần rằm, hoặc tiết lệ, cưới xin, tết nhất, tuần nhật vv… người ta cũng dâng lễ vật cúng lễ ông bà, cha mẹ và tổ tiên gia đình, gia tộc.
Toàn thể cộng đồng dân thôn Hòa Yên cùng tôn thờ ngưỡng vọng đức thánh hoàng Lều Văn Minh, với trung tâm thờ tư là đạo phật, với các hoạt động dâng hương hoa lễ vật cầu kinh niệm phật ở chùa làng, lễ mẫu, rồi khuyên răn, dạy bảo con cháu làm điều thiện, điều phúc, trọng thần kính phật, với niềm tâm niệm” ở hiền gặp lành” “tu nhân tích đức”, để phúc lộc cho con cháu. Các hoạt động tâm linh tính ngưỡng tôn giáo của người Hòa Yên diễn ra theo một chu trình riêng trong năm phản ánh nét riêng đặc sắc trong đời sống tâm linh phong phú của nhân dân ở đây. Thống kê sơ bộ cho thấy tiết lệ ở Hòa Yên xưa diễn ra trong năm như sau:
- Ngày một và 15 hàng tháng, đều có lễ vật cúng thánh và lễ vật ở đình, đền, nghè, chùa.
- Ngày 7 tháng giêng: lễ Hội dâng hương cúng phật ở chùa.
- Ngày 9 tháng giêng: ngày lễ đức thánh ở đình đền nghè, lăng mộ nhằm kỷ niệm ngày sinh của người.
- Ngày 23 tháng năm: ngày lễ đức thánh ở đình, đền, nghè và lăng mộ nhằm kỷ niệm ngày hóa của đức thánh Lều Văn Minh.
- Ngày 22 tháng 9: ngày lễ đức thánh bà ở nghè (dân quen gọi là đức vua bà), nhằm kỷ niệm ngày hóa của đức Vua Bà
Hai ngày 23 tháng năm và 22 tháng 9 là tiết lễ lớn nhất trong năm ở Hòa Yên. Trong hai ngày này dân làng tổ chức các hoạt động tâm linh tín ngưỡng rất tôn nghiêm thành kính như tế lễ rước ngai và bài vị. Đồng thời dân làng còn mở các trò vui khá sôi động, hấp dẫn và độc đáo, trong đó có hội kéo chữ “thiên hạ thái bình”, hát chèo, hát cô đầu, nhà tò… lễ hội Hòa Yên là lễ hội lớn của cùng Lạng Giang và phủ Lạng Thương xưa, cuốn hút nhiều quý khách trong và ngoài vùng tới dự.
Ngoài ra trong dịp thanh minh ba làng Hòa Yên, Cung Nhượng và làng Thương, làng Hướng cùng tổ chức rước ngai, bài vị đức thánh tới lăng mộ để làm lễ tảo mộ đức thánh rồi cùng nhau hưởng lộc. Lễ vật chỉ có hoa quả, oản chuối, giầu, rượu, nhưng thật sự trang nghiêm thành kính và thể hiện mối quan hệ gắn kết bền chặt giữa ba làng cùng thờ đức thánh Lều Văn Minh làm thần hoàng làng (trong mối quan hệ này, làng Thượng được tôn là anh cả, Hòa Yên là anh thứ hai và Cung Nhượng là thứ ba). Trong tiết lệ này, làng Thương giữ vai chủ tế.
Trong lễ hội của làng, mọi người với mối quan hệ cộng đồng và tinh thần đoàn kết, ai cũng muốn được tham gia vào công việc chung; song bộ phận tổ chức và lo công việc chính cho làng là hai ông trưởng giáp và các ông trong bản xem (tức trai đinh các giáp 49 tuổi trở xuống). Hàng ngày lo việc đền hương đức thánh là cụ từ do làng cử ra. Làng và các giáp đều có ruộng để cụ từ, các ông trưởng giáp và xóm hưởng hoa lợi để lo việc cúng lễ đức thánh.
Các hoạt tâm linh tín ngưỡng tôn giáo và lễ hội ở Hòa Yên đều được diễn ra tại các trung tâm tín ngưỡng tôn giáo của toàn thể cộng đồng. Xưa ở Hòa yên, có một hệ thống các công trình kiến trúc tính ngưỡng, tôn giáo làm trung tâm diễn ra các hoạt động văn hóa tâm linh tính ngưỡng của cộng đồng làng xóm. Đó là đình, đền, nghè, lăng mộ, và chùa tháp.
Đình Hòa Yên là một công trình kiến trúc lớn, dựng ở khu vườn trám, cạnh bờ sông Thương, phía trên là chùa, tạo thành quần thể kiến trúc cổ kính và tố hảo “chùa trên, đình dưới” cả hai đều ngoảnh ra sông Thương thơ mộng. Cạnh đình là nghè thờ Đức vua bà; trong đó đình Hòa yên là công trình cổ kính với quy mô to lớn nhất với các hạng mục đại đình và hậu cung, hai dãy dải vũ, cổng tam ôn- Tòa đại đình và hậu cung gồm 5 gian chuôi vô, khung gỗ lim, mái lớp ngói có đao cong mái uốn mềm mại thanh thoát, đắp vẽ rất tài nghệ, chạm khắc tinh xảo. Đình xưa có sàn hai bên, và giữa là gian lòng đám để tế lễ. Hậu cung là trung tâm thơ tự đức Thánh với nhiều đồ thờ tự, cổ vật và tài liệu quý giá có giá trị lịch sử và bảo tang như khám thờ, tượng đức thánh, bức thiều châu, siêu đạo, bát biểu, hoành phi, câu đối, cờ thần (cờ tứ linh, ngũ hành…) tàn long, quạt, chiêng, trống, áo mã tiền, áo lâu, thần tích, hòm sắc đựng các sắc phong của các triều vua phong cho đức thánh Lều Văn Minh là Thượng đẳng thần và sức cho dân Hòa Yên thờ cúng.
Phía trước tòa đại đình là sân rộng lát gạch, hai bên là hai tòa dải vũ, mỗi tòa 5 gian bằng gỗ lim, mái lợp ngói, là nơi dân thôn tổ chức ăn uống trong ngày sự lệ. Phía ngoài là cổng tam môn cao to, có cột trụ xây gạch cải đắp rất tài nghệ các hình tứ linh, nghề chầu ngộ nghĩnh. Đình là trung tâm thờ tự Đức thánh Lều Văn Minh, đồng thời cũng là trung tâm tổ chức lễ hội của toàn dân nhằm nhớ ơn, tưởng niệm đức thánh.
- Nghè: dựng ngay cạnh đình, là nơi thờ Đức Vua bà- tức Lều phu nhân, và mỹ tự (tên hiệu) là Phàn Thị Từ ân phu nhân tôn thần. Đèn là công trình kiến trúc nhỏ, gồm 1 gian hai trái, khung gỗ lim, mái lợp ngói, có 4 đao cong mềm moại thanh thoát, ngoảnh nhìn xuống sông Thương cùng hướng với đình và chùa. Nghè mở 1 cửa giữa bức bàn, hai bên tường cánh phong đắp nổi hai vũ sĩ; và trước hai bên cửa có hai sấu đá chầu ra rất ngộ nghĩnh, sinh động. Trong nghè, có nhiều cổ vật và đồ thờ tự quý giá như khám thờ trong đặt tượng đức Vua Bà, tàu lọng, câu đối, hoành phi với 3 chữ Hán sơn son thếp vàng rực rỡ: “Thượng đẳng thần”. Truyền rằng: Đức Vua bà người Hòa Yên, họ Phàn đã cùng với Tướng công Lều Văn Minh chiến đấu chống giặc ngoại xâm, và đã anh dũng hy sinh vào ngày 22 tháng 9 âm lịch. Nhân dân nhớ ơn lập nghè thờ Đức Vua bà, cạnh đình là nơi thờ Đức thánh. Các triều vua truy phong là Trung đẳng thần và sau gia tặng là Thượng Đẳng thần.
- Cũng trong khu vực đình và nghè, còn có ngôi chùa làng, tạo thành quần thể kiến trúc cổ kính, sầm uất và tố hảo. Chùa là trung tâm thờ Phật của nhân dân Hòa Yên, đựng đặt ở phía trên-đằng sau đình, tạo thành quần thể “chùa trên, đình dưới” – hay tiền thần hậu Phật. Chùa có 5 gian khung gỗ lim, bình đầu bít đốc, mái lợp ngói, gồm 6 vì theo kiểu thức truyền thống: hạ kẻ truyền, thượng câu đầu, trụ con chồng, quá giang, mở cửa bức bàn 3 gian giữa. Trong chùa bày đặt các pho tượng Tam thế (3 pho), A du đà, 2 pho Bồ tát, đức ông, thánh Tặng, và 1 ban thờ mẫu.
- Lăng mộ Đức thánh và Đức vua bà: di tích này ở khu cánh đồng Mom Cẩn- là nơi an tang cả Đức Thánh ông và Đức Vua bà. Vốn xưa là mộ đát, sau dân ba làng: Hòa Yên, làng Thương, Cung Nhượng và làng Hướng đã góp công sức tiền của, tiến hành tu bổ thành khu lăng mộ vào năm 1916 với việc xây cổng, tường bao, mộ, bàn thờ và khắc bia ghi công trạng Đức thánh và việc tu bổ lăng mộ của nhân dân ba làng.
Hệ thống kiến trúc trên là những chứng tích vật chất phản ánh lịch sử cổ xưa của Hòa Yên và đời sống Tâm Linh, tín ngưỡng của nhân dân rất phong phú và đậm đà bản chất nhân văn rất sâu sắc: “Uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”, tôn thờ ngưỡng vọng những người có công với dân với nước. Với làng xóm quê hương.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu khảo sát, chúng tôi thấy đền thờ và Lăng mộ Lều Văn Minh và phu nhân, là một di tích lịch sử-văn hóa quý với những cơ sở khoa học sau đây:
- Đây là ti tích lịch sử về một danh tướng triều Lý đã có công đánh giặc cứu nước, góp phần bảo vệ quốc gia Đại Việt. Đó là Lều Văn Minh và vợ của ông là Phàn Thị Tử ân phu nhân tôn thần. Các nguồn tư liệu lưu giữ trên bia đá ở Lăng mộ, các sắc phong của các triều cua nhà Nguyễn còn lại (4 đặc sắc) cùng sự truyền kể và thờ cúng lâu đời của nhân dân Hòa Yrn, làng Thượng, Cung Nhượng, làng Hướng, khiến chúng tôi có cơ sở để xác định bước đầu là: Lều Văn Minh là một nhân vật lịch sử có thật-Ông đã cùng với người của ông là bà Phàn Thị-vốn người Hòa Yên, đã từng tham gia chiến đấu chống giặc ngoại xâm, bảo vệ quốc gia Đại Việt, và cuối cùng đã anh dũng hy sinh. Các di tích và nguồn tài liệu trên đã chứng tỏ làng quê Hòa Yên có lịch sử rất lâu đời và liên tục, đồng thời gắn bó chặt chẽ với lịch sử quê hương đất nước, đồng thời dã góp phần nuôi dưỡng và cống hiến cho đất nước những danh tướng tài ba trong công cuộc đánh giặc cứu nước.
- Các di tích đền thờ và Lăng mộ còn là những di sản văn hóa quý của dân tộc lưu tôn trên quê hương Hòa Yên, làng Thương, Cung Nhượng, làng Hướng. Như trên đã trình bày, các làng trên xưa có cả một hệ thống các công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo là đình, nghè, chùa, lăng mộ v.v… Các công trình này thật sự cổ kính, có quy mô to lớn, chạm khắc đắo vẽ, tài nghệ, bên trong lưu tồn nhiều tài liệu, cổ vật quý, nhiều đồ thờ tự, có giá trị lịch sử và bảo tàng. Song trải trường kỳ lịch sử với bao biến cố của thiên nhiên và xã hội, hầu hết các di tích trên bị tàn phá, hủy hoại. Song trân trọng những di sản văn hóa của dân tộc, và gin giữ truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc, nhân dân Hòa Yên đã tu dụng và tôn tạc nên các công trình đền thờ Đức thánh Lêu Văn Minh và Đức Vua bà, để làm nơi thờ cúng lâu dài và lưu giữ các tài liệu cổ vật quý còn lại đến hay như: Tượng Đức thánh, tượng đức Vua bà, hoành phi câu đối, sắc phong các triều vua, nhiều đồ thờ quý như ngài, bình hương sứ v.v… Đặc biệt, mới đây (năm 1993), nhân dân các làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng, Hướng đã tiến hành tu bổ tôn tạc lại Lăng mộ, để bảo vệ lâu dài phần mộ và làm cho nơi thợ tự ngày càng tôn nghiêm. Đặc biệt, lăng mộ cìn lại nơi bảo giữ nguồn tại liệu văn tự cổ quý giá là các tấm bia đá khắc ghi sự tích Lều Tướng công, cũng như thờ phụng, xây dựng lăng mộ của nhân dân địa phương.
Như vậy, có thể thấy đền thờ và lăng mộ không chỉ là công trình tín ngưỡng, mà còn là công trình kiến trúc cổ có giá trị văn hóa. Nơi đây lưu giữ các nguồn tài liệu, cổ vật, di tích về một danh tướng thời Lý, cùng các tài liệu, cổ vật có giá trị lịch sử lâu đời và truyền thống văn hiến của nhân dân Hòa Yên nói riêng và nhân dân các làng Thương, Cung Nhượng, Hướng nói chung.
- Đền thờ và lăng mộ Lều Văn Minh còn là nơi lưu tồn, bảo giữ và phát huy những truyền thống đạo lý và văn hóa tâm linh quý giá của dân tộc. Đền và Lăng mộ là trung tâm thờ tự, ngưỡng vọng của nhân dân địa phương đối với Lều Tướng công và Đức Vua bà, phản ánh khá sinh động truyền thống đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tôn vinh, ngưỡng vọng những con người có công với dân với nước. Các hoạt động thờ cúng, tế lễ, rước sách và lễ hội truyền thống là những hoạt động văn hóa tâm linh có nội dung giáo dục truyền thống và đạo lý nhân văn cao cả: tăng cường mối đoàn kết cộng đồng làng xóm, đề cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với cộng đồng, phát huy thuần phong mỹ tục, thắt chặt mối quan hệ anh em giữa các làng Hòa Yên, Cung Nhượng, làng Thương, làng Hướng. Những truyền thống quý đó được nuôi dưỡng, bảo giữ và phát huy thông qua các hoạt động văn hóa tâm linh, diễn ra tại đền thờ và Lăng mộ Lều Tướng công và Đức Vua bà. Chính vì vậy đã làm tăng giá trị khu di tích này.
- Ngày nay, đền thờ và Lăng mộ đã và đang phát huy giá trị tích cực của một di tích lịch sử văn hóa. Việc thờ phụng Đức thánh và Đức Vua bà vẫn được duy trì tôn nghiêm sùng kính. Các công trình được nhân dân làng góp công sức tiền của sửa chữa, tu bổ và tôn tạo ngày một khang trang, tố hảo. Các cổ vật, nhất là các nguồn tư liệu lịch sử quý như bia đá, sắc phong, tượng thờ được nhân dân bảo vệ chu đáo. Đảng, chính quyền địa phương không những tôn trọng việc tôn thờ của nhân dân mà còn tạo nhiều điều kiện thuận lợi để nhân dân tiến hành sửa chữa, tu bổ, tôn tạo và quy hoạch đất đai của khu di tích đền và lăng mộ. Đặc biệt việc lập hồ sơ khoa học và pháp lý di tích đền thờ và Lăng mộ của các cơ quan chuyên môn, được Đảng, Chính quyền địa phương nhất trí, ủng hộ và tạo các điều kiện thuận lợi, nhằm đáp ứng các nhu cầu chính đáng của nhân dân.
Từ những cơ sở khoa học và pháp lý trên, chúng tôi thấy đền thờ và Lăng mộ Lều Văn Minh xứng đáng là một di tích lịch sử văn hóa và đủ các điều kiện tiêu chuẩn đề nghị Nhà nước ra quyết định công nhận và cấp bằng di tích lịch sử văn hóa.
Ngày 5 tháng 12 năm 1994
NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
Trần Đình Luyện-Phó tiến sĩ Sử học