LÝ LỊCH DI TÍCH
BÁO CÁO KHẢO SÁT
DI TÍCH LỊCH SỬ   –  VĂN HÓA
ĐỀN THỔ VÀ LĂNG MỘ
LỀU VĂN MINH
Xã Thọ Xương –  TX. Bắc Giang
Tỉnh Hà Bắc
=   (x)   =
Năm 1994   –

Đền thờ ngài Lều Văn Minh

Lăng Mộ ngài Lều Văn Minh

SỞ VĂN HÓA TT VÀ THỂ THAO    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BẮC GIANG  HÀ BẮC                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

   ——————————————————-

LÝ LỊCH DI TÍCH

DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA

ĐỀN THỜ VÀ LĂNG MỘ LỀU VĂN MINH (Lều Tướng Công)

Xã Thọ Xương, Thị xã Bắc Giang, tỉnh Hà Bắc.

—————

  1. TÊN GỌI CỦA DI TÍCH:

Tại thôn Hòa Yên, Xã Thọ Xương, thị xã Bắc Giang hiện nay còn có ngôi đền thờ và lăng mộ của Nam Bình Giang Đô thống đại tướng quân kiềm hạt sứ. Đó là công trình tín ngưỡng văn hóa tưởng niệm sâu sắc nhất về một nhân vật thời Lý – có công tham gia đánh giặc Chiêm Thành. Trong 3 địa phương là làng Thương (Anh Cả); Hòa Yên (Anh Hai) và Cung Nhượng (anh Ba) có đình thờ nhân vật này, đến nay chỉ có thôn Hòa Yên là còn 2 địa điểm di tích tiêu biểu đó. Ngoài nội dung thờ phụng Lều tướng công, ở di tích đền thờ và lăng mộ này còn lưu giữ được nhiều tư liệu hiện vật lịch sử và văn hóa giá trị. Cho nên về tên gọi cho di tích này chúng tôi xác định của thể là: 

DI TÍCH LỊCH SỬ – VĂN HÓA

ĐỀN THỜ và LĂNG MỘ LỀU VĂN MINH (Lều tướng công)

Xã Thọ Xương, Thị xã Bắc Giang – Hà Bắc.

  1. ĐỊA ĐIỂM PHÂN BỐ VÀ ĐƯỜNG ĐI ĐẾN
  • Thôn Hòa Yên (nơi địa điểm 2 di tích trên) nay thuộc xã Thọ Xương, thị xã Bắc Giang – Hà Bắc. Thôn Hòa Yên trước (thời Nguyễn) là xã Hòa Yên, huyện Phất Lộc, tỉnh Bắc Giang. Xã Thọ Xương khi ấy thuộc Tổng Thọ Xương, huyện Bảo Lộc, phủ Lạng, xứ Kinh Bắc. Tổng này ngoài xã Thọ Xương ra còn bao gồm các xã sau: Phú An, Hòa Yên, Châu Xuyên, Caahu Triều, Nam Xương, Đông Nham, Hồ Vị và Cung Nhượng. Địa điểm phân bố của di tích hiện nay nằm kề bên đường (đoạn từ quốc lộ là vào nhà máy Đạm Hà Bắc). Nơi đây nằm các thành Xương Giang (cũ) không xa. Hiện giờ dân cư đông đúc, đường đi lại di tích, nhờ có nhà máy Đạm cạnh đó nên rất thuận tiện cho các phương tiện giao thông. Một bên là quốc lộ 1A có đường sắt chạy song song, một bên là dòng sông Thương. Cho nên đến di tích này có thể đi bằng đường thủy, đường bộ và đường sắt.
  1. LỊCH SỬ DI TÍCH VÀ NGƯỜI ĐƯỢC THỜ

Căn cứ vào nội dung các tư liệu hiền còn ở di tích: ở đền là 4 đạo sắc phong, 1 pho tượng thờ; ở lăng mộ là 2 tấm bia đá và ở sử sách như “Bắc Giang tỉnh chí” của tác giả Trịnh Như Tấu – Chúng tôi thấy: sau khi Lều Văn Minh còn gọi là Lều tướng công mất, dân thôn Hòa Yên, Làng Thương, Cung Nhượng, Hướng đã lập đền thờ phụng tưởng nhớ mãi mãi về ông. Trải qua bao nhiêu bước thăng trầm của lịch sử hàng mấy thế kỷ, đến nay hầu hết các đình thờ Lều tướng công trên đây đã bị tàn phá, duy chỉ còn đền thờ và phần mộ ở thôn Hòa Yên này còn tồn tại đến ngày nay. Cả hai công trình của di tích đã từng bị thời gian và chiến tranh tàn phá, nhân dân địa phương mới đây dã tu bổ xây dựng cho khang trang như hiện nay. Các di vật, tài liệu quý giá ở di tích vốn trước có rất nhiều, nhưng đến nay chỉ còn lại: 1 pho tượng Lều tướng công, 1 pho tượng phu nhân Lều Thị” và 4 đạo sắc phong của triều đình nhà Nguyễn phong tặng cho cả 2 ông bà Lều tướng công. ở trong đền; còn ở ngoài lăng mộ của ông- ngoài mộ phần bên dưới, trong khu vực lăng chỉ còn 2 tấm bia đá ghi khắc về thân thế sự nghiệp của Lều Tướng Công, và việc công đức của nhân dân địa phương để xây dựng tu bổ lăng mộ này.

Căn cứ vào nội dung tấm bia đá Lăng mộ Lều Tướng Công, và 4 đặc sắc phong ở đền Hòa Yên hiện nay, với sách “Bắc Giang tình chí” của tác giả Trịnh Như Tấu (viết cách ngay gần 100 năm) chúng tôi xác định lịch sử người được thờ (tức Lều Tướng công) cụ thể như sau:

“NAM BÌNH GIANG SỬ: Đời vua Lý Thái Tông, ở thôn Cao Xá, thuộc huyện Thiên Phúc, tỉnh Nghệ An, có hai vợ chồng Lều-Trân và Hoàng thị sinh – nhai về nghề đánh cá trong cái hồ tỉnh ấy. Hồ ấy sâu như lòng chảo. Một hôm, vợ chồng kéo lưới lên, thấy một con hoàng-sà, chui ra ngoài lưới, rồi bơi chung quanh người Hoàng-thị. Hoàng-thị sợ quá, lấy gậy đập cho Hoàng-sà thì con rắn biến mất. Từ đấy về thụ-thai. Đến ngày mồng 9 tháng Giêng năm Quý Sửu, sinh một con trai diện mạo khôi ngô, hình hài to nhớn, sau lưng lại điểm vết rựa như sắc rắn.

Vợ chồng họ Lều vui mừng khôn siết, bàn với nhau: ở hiền gặp lành, trời ban quý tử. Rồi đặt tên con là Minh.

Được một năm, địa phuơng ấy bị giặc nhà Ngô cướp phá, dân tỉnh sống trong cảnh lầm than điêu đứng. Vợ chồng họ Lều phải mang con đi nơi khác lánh nạn.

Khi tới bến sông Thương thuộc trang Thị-Xương, gặp cơn phong ba, làm đắm mất thuyền. Nhưng may có người trong trang là Nguyễn Công Quyền, tuy đã 60 tuổi mà vẫn sẵn lòng nghĩa khí, sai ngươi vớt được hai vợ chồng và con họ Lều, mang về nhà tư dưỡng.

Ở đấy được ba bốn tháng, vợ chồng họ Lều tử tạ Nguyễn Công Quyền mang con đi nơi khác.

Nhưng ba bốn lần, hễ đem con ra tới bến thì trời lại nổi phong ba, không sao đi được.

Vợ chồng biết cơ trời đã định, đành phải cùng bèn luật lại. Nấn ná qua năm này sang năm khác, thấm thoát, con đã lên 6 tuổi. Vợ chồng thấy Nguyễn Công Quyền là người phúc hậu, lại giàu có, bèn cho con làm nghĩa tử, rồi về thăm cố hương.

Hai vợ chồng đi, không bao giờ trở lại mà cũng biệt vô âm tín.

Người con nhớn lên, thiên tư dĩnh ngộ, tài thông văn võ, ngày tháng chiêu tập nhân tài, hộp họp trong trong Kinh nhượng (xã Cung Nhượng bây giờ, giáp địa phận Thọ Xương).

Năm 23 tuổi, tiếng tăm lẫy lừng một phương.

Niên hiệu Càn phù, quân Chiêm Thành sang lấn nước ta. Vua sai quần thần dẹp loạn, nhưng dẹp mãi không yên.

Lều Công thấy vậy, nổi lòng ái quốc, thề đem tính mệnh đền ơn non nước. Kết tập nhân dân làm một đội quân cảm tử, thẳng đường tiến đánh giặc Chiêm thành.

Vua rất cảm phục, vời vào bệ kiến và phong chức Đại tướng quân cho cầm quân tiễu phỉ.

Đánh trận nào, thắng trận ấy, quân Chiêm thành chết hại rất nhiều, còn lại ít nào xô nhau chạy trốn. Nhờ thế, mà nước ta lại trở lại cuộc sống thái bình thịnh trị.

Vua gia phong Lều công làm Đô thống Đại tướng quân.

Tướng quân trở lại Thọ Xương hát khúc khải hoàn, khao thưởng quân sĩ ở trang Kinh Nhượng.

Giữa tiệc đông vui, tướng quân bảo dân chúng rằng: “Ta sống thì phù vua, giúp nước, cứ dân: chết đi ta sẽ phù hộ cho dân Khang, vật  Thịnh”.

Phụ Lão đều rõ nhời cảm ơn công đức.

Tướng quân về nhà nghỉ ba tháng, chưa kịp lại triều, gặp ngay biến động. Quân Chiêm thành đi đường thủy lên đến trang Thọ Xương, rồi trong khi bất ngờ,đánh úp tướng quân, Tướng quân bị thương, chạy đến trang Kinh nhượng, tự nhiên trời đất tối tăm, mưa to gió nhớn, rồi thác ở đó.

Ngày hôm ấy là 23 tháng 5, mối xông thành một cái đống thực to ngay chỗ Tướng quân thác. Nơi ấy gọi là xứ Mả Vua, hiện nay vẫn còn lăng.

Trang Thọ Xương cảm việc thời gian, nhớ ơn cứu quốc, bèn dựng đền thờ trên bờ sông Thương. Hai xã Cung Nhượng (trước là trang Kinh nhượng) và xã Hòa Yên cùng tổng cũng lập đền kỷ niệm.

Nhà Lý sắc phong: Đương cảnh Thành hoàng Đại tướng quân Thượng đẳng Phúc thần Đại vương. Đến khi nhà Trần làm vua, lại phong là: Nam Bình Giang Đô thống Đại tướng quân Thượng đẳng Tối linh Phúc thần Đại vương.

Sau Vua Trần Anh Tông đem quân đi đánh giặc Nguyên qua đền Thọ Xương, đình Hòa Yên, giữa trưa tự nhiên nổi cơn phong ba bão táp, không sao đi được, phải đóng quân ngủ lại.

Trong khi giấc điệp mơ màng, vua thấy một người to lớn, mũ áo cân đai, hào quang rực rỡ, nói to rằng: “Tôi là Lều Nam Bình Giang sứ- hiện làm phúc thần chốn này, thấy nhà Vua đi tiễu giặc tôi xin ở lại giúp vua” nói xong biến mất

Lúc tỉnh dậy, vua sai lập đàn lễ tạ.

Đến khi giao chiến, vua thấy trong đám quân địch một người to lớn, quát tiếng như sấm sét, giặc sợ chạy tán loạn. Thế là bình được giặc Nguyên.

Vua về tới Triều, sai ngay đình thần mang sắc ra phong là Nam Bình Giang Đô đốc Đại tướng quân Kiềm hạt Lều xứ Thượng đằng Tối linh Đại vương và cho dân ba chục quan tiền để đều, hướng phụng sự. Làng Thọ Xương lại được miễn binh lương thuế 2 năm.

Sau ngày ông mất, dân Hòa Yên chôn cất ông chu đáo và lập đền thờ. Nơi ông yên nghỉ, đời sau thường gọi là khu lăng vua (hay Mả Vua) trong làng còn có đền thờ và có tượng.

Dòng họ Lều nay còn lại ở Thọ Xương với sống lượng ít. Trên khu mộ của ông, có bia ghi tên tuổi công danh của Lều tướng công. Trong đền của làng Hòa Yên, sắc phong và các tài liệu ghi tên tuổi của ông theo họ Phương. Có thể: sau thời Lý, nhà Trần lên ngôi, những ai theo nhà Lý sợ nhà Trần truy diệt nên đã chuyển cải Họ-chữ Lều thành chuyển chữ Phương trong các văn bia, có lẽ là như thế.

Về sau, dân các làng xã dọc đôi bờ sông Thương cũng được triều đình cho phụng thờ vị Đô thống Đại vương. Có nơi gọi là Đô Thống đại vương, có nơi gọi là Linh Giang Đô thống Đại vương… Hầu hết không nơi nào rõ lai lịch và không có thần sắc, chữ Bình trong “Nam Bình Giang” chuyền thành chữ “Linh” cũng do sự thiếu hụt tư liệu ở các làng xã.

  • Ở Mỹ Lộc, đền Đô Thống được gọi là “Đô Thống Từ”, bên bờ sống Thương thuộc xá Ngoài, quay hướng tây, nhỏ bé về qui mô kích thước, một chiều 2,5m, 1 chiều 3m, quay cửa đầu đốc bình đầu. Chia làm 2 gian, có khám thờ, trên có ngài và hàn sắc cùng sắc phong.
  • Ở An Hà nghè thờ ông chung với Cao Sơn Quý Minh. Ở Bố Hạ thờ bên đền Bến Nhãn…

Non sông nước Việt phải được giữ yên cho dân tình thịnh vượng Nam Bình Giang Đô thống Đại vương là người được triều đình ủy thác trông giữ lưu vực sông Thương. Đó là một trọng trách, cùng các danh tướng khác gìn giữ các miền núi non, việc phụng thờ Nam Bình giang Đô Thống Đại Vương chính là xuất phát bởi các ý nghĩa đó.

  1. TÍNH CHẤT VÀ LOẠI HÌNH DI TÍCH.
  • Đền thờ và Lăng mộ Lều Văn Minh ở thôn Hòa Yên, xã Thọ Xương hện nay là công trình tín ngưỡng văn hóa không chỉ của riêng địa phương này mà là của cả 4 thôn: Làng Thương, Hòa Yên, Cung Nhượng và Xóm Hướng. Hàng năm ngày lễ hội chính và các sự lệ khác để tưởng nhớ kỷ niệm về Lều tướng công đều diễn ra ở nơi đây. Đặc biệt từ khi các đình đền của ba thôn kia không còn thì đền thờ và lăng mộ ở Hòa Yên càng mang ý nghĩa nhân văn và tính chất cộng đồng sâu sắc.

Giá trị cơ bản giúp cho việc xác định tính chất và loại hình di tích này là ở đó hiện còn lưu giữ được những tư liệu hiện vật cổ hiếm quý như: Tượng ông Lều Tướng công bằng gỗ mít, tượng bà mới được phục chế – được tạo khắc từ thời Lê; 4 đạo sắc phong thời Nguyễn phong cho ông 2 đạo; bà 2 đạo, Lọ độc bình lớn thời Lê và nậm rượu cùng các đồ thời tự khác. Bên cạnh đó là hai tấm bia hậu ở khu vực đền và 2 bia ở Lăng- trong đó đáng lưu ý nhất là tấm bia ghi khắc sự tích về Lều tướng công. Bản thân phần mộ của Lều tướng công đã là tài sản văn hóa (mộ cổ) trong lòng đất, mà chúng ta cần quan tâm bảo vệ theo luật định. 

Ngoài những ý nghĩa giá trị trên, di tích này còn được khẳng định thêm bởi kiến trúc của công trình Đền thờ và Lắng mộ. Tuy nó được xây cất đơn giản (vì chiến tranh và thời gian tàn phá, nay phải tu bổ lại) – nhưng mang ý nghĩa Bảo tồn sâu sắc.

Tóm lại: di tích Đền thờ và Lăng mộ Lều tướng công mang tính chất công trình văn hóa cổ-nơi lưu niệm sâu sắc và mang ý nghĩa cộng đồng rộng lớn về một danh tướng thời Lý-một biểu tượng cao đẹp về lòng yêu nước chống giặc ngoại xâm của nhân dân quê hương và đất nước. Đền thờ và Lăng mộ Lều tướng công xứng đáng là di tích lịch sử-văn hóa cần được công nhận bảo vệ.

  1. KHẮC TẢ HIỆN TRẠNG DI TÍCH.

Đền thờ và phần mộ Lều Văn Minh hiện nay thuộc thôn Hòa Yên xã Thọ Xương. Nó nằm kế bên khu cư dân nông công nghiệp đông đúc nhất Thị xã Bắc Giang- là khu phân Đạm Hà Bắc-xã Thọ Xương.

  1. Đền thờ Lều Văn Minh: nằm cạnh ngôi làng hiện nay (hướng đông bắc) – chung một sân, tạo thành một quần thể di tích đẹp. Ngôi dền này được nhân dân địa phường tu dựng lại trong thời gian gần đây, nhưng kết cấu kiến trúc của nó vẫn giữ được thành phần cơ bản thuộc thời nhà Nguyễn. Đền gồm có 3 gian 2 dĩ quy mô nhỏ nhưng gỗ lim chắc chắn, không có chạm khắc cầu kỳ. Diện tích mặt nền của đền là 76,80 m2, chiều cao cột cái 3,83; cột quân là 2,86m. Từ nền đến nóc là 4,5m. Bốn vì kèo cấu trúc đơn giản kiểu thượng chữ đinh, hạ kẻ chuyền. Hai trái kiểu bán mái-là thành phần kiến trúc mới thêm sau lần tu dựng dần, mỗi chái lại có tường ngăn với 3 gian ngoài của đền, chỉ để thông nhau bởi 1 cửa rèm rộng ở giữa và cửa ngách bên cạnh phía trước đền. ở gian giữa lều có ban thờ xây gạch cuốn vòm cao 1m, bên trên đặt tượng Lều tướng công và các đồ thờ tự khác. Trong số đó đáng lưu ý nhất là 1 độc hình tạc bằng gỗ mít, phong cách nghệ thuật thời Lê độc đáo điêu luyện. Tư thế ngồi trên ngai nghiêm trang điềm tĩnh. Chiều cao từ đỉnh mỹ đến đế dưới là 1,2m – bề ngang là 0,70m. Tượng và Ngai đều được sơn thếp chạm trổ công phu, đến nay còn chắc chắn.

Phí dưới đằng trước tượng Lều tướng công là hộp sắc phong, trong đó hiện còn 4 đạo – 2 đạo phong cho ông,2 đạo phong cho bà. Ngoài ra còn có 1 đạo về đức thánh Trần ở trong thôn để chung vào đó.

Bên tay phải (từ trong nhìn ra) là bàn thờ Phạm thị Từ Ân phu nhân. Trên đặt tượng của bà. Truyền kể bà là vợ chưa cưới của Lều Tướng công, nhưng sau khi ông mất bà đã cầm quân thay và đánh giặc rất can đảm. Vì vậy được triều đình ban tặng sắc phong là Phạm thị Từ Ân phu nhân tôn thần hộ quốc Tý dân lãm trứ linh ứng tứ linh ứng tứ linh phàn thừa canh mệnh miên niệm thần sáng, trứ phong vị tế tĩnh dực bác trung hung trung đẳng thần.

Bên tay trái- có bàn thờ cũng xây trát như bên phải. trên đặt bát hương thờ phối hưởng và thờ hậu – những người có công với dân với nước.

Ngoài ra ở trong đền còn có một giá chiêng, một giá trống được chạm khắc rất công phu điêu luyện. Nó là tài sản văn hóa cổ góp phần vào tiếng nói giá trị chung của di tích.

Về ngoại thất đèn: đằng trước là sân gạch dài rộng. Bên tay trái là ngôi chùa cổ trong đó hiện con nhiều pho tượng phật đẹp. ngoài cùng là cổng ra vào mới được xây dựng với 4 cột đồng trụ cao to, xây trát đắp vẽ đẹp. Các công trình bổ trợ như nhà tạo sọan nơi thờ mâu và các liệt sỹ… đang được nhân dân địa phương tu dựng.

  1. Lăng mộ Lều Văn Minh nằm ở cánh đồng Mon Cẩn, thôn Hòa Yên. Vốn trước Lăng mộ này rất khang trang sầm uất tôn nghiêm, nhưng trải trường kỳ lịch sử nó đã bị tàn phá nặng nề. Đến những năm gần đây với tình cảm uống nước nhớ nguồn, nhân dân địa phương đã tu bổ xây dựng lại như hiện nay.

Lăng mộ đặt nhìn về hướng Tây, xung quanh được khuôn lại bằng tường gạch xây trát kín cao 1m; 4 góc có 4 cột trụ tạo dáng đẹp. Tường đằng sau mộ ở giữa xây ban thờ áp vào, trên tạo hình cánh phong và đặt đỉnh hương lớn. Tường 2 bên ở giữa xây vòm bảo vệ 2 tấm bia đá rất chu đáo. Mái trên mui luyện như hình long đình giữu cho mặt chữ khắc trên bia không vị mưa nắng bào mòn. Một tấm bia “Tuyên dương công đức”, một tấm ghi khắc sự tích Lều tướng công chi mộ. Nội dung tấm bia quan trọng này đã được nhà sử học Trịnh Như Tấu dịch và in trong sách “Bắc Giang địa chí”, và các nhà nghiên cứu của Viện Hán Nôm in dập mang về lưu trữ quốc gia và dịch cho nhân dân địa phương.

Trung tâm của công trình này là một Lều tướng công, được xây khuôn tròn xung quanh, trên để cỏ mọc tự nhiên. Diện tích chừng 6m2. Xung quanh mộ là nền khu Lăng được xây trát toàn bộ bằng đá (diện tích ~ 8,8m x 7,8m)

Cửa ra vào được xây trát 2 cột đồng trụ cao to, đắp vẽ đẹp công phu – trên đỉnh tạc hình hai con nghê chầu vào nhau.

Bốn phía ngoài của Lăng mộ Lều Văn Minh là cánh đồng của thôn Hòa Yên. Phía trước và sau Lăng đều có mặc nước thông thủy. Nhìn chung vị thế địa lý của khu lăng rất đẹp, tạo nên vẻ đẹp tôn nghiêm cho khu mộ cổ độc đáo này.

Qua đây ta thấy hiện trạng của di tích đền thờ và lăng mộ Nam Bình Giang Đô thống đại tướng quân Kiềm hạt sứ còn rất chắc chắn, được nhân dân 4 làng quan tâm tu bổ khá khang trang đẹp đẽ. Nó xứng đáng được Nhà nước công nhận (xếp hạng) để bảo vệ và phát huy tác dụng nghiên cứu giáo dục lâu dài.

  1. GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA DI TÍCH

Thông qua kết quả nghiên cứu khảo sát về hiện trang di tích, với các nội dung đã trình bày những phần trên – chúng tôi thấy di tích Đền thờ và Lăng mộ Lều Văn Minh có những giá trị cơ bản như sau:

Trước hết đây là công trình di tích cổ có giá trị văn bản to lớn: công trình kiến trúc và mộ cổ như ở đây có giá trị lịch sử sâu sắc giúp cho việc nghiên cứu về nền văn hóa cổ của cha ông.

Bản thân mỗi công trình hiện nay đều lưu giữ được những tư liệu hiện vật cổ vô cùng quý giá. Ở Đền thờ Lều tướng công là 2 pho tượng thờ ông bà Lều Công, 5 đạo sắc phong cổ thời Nguyễn phong cho hai ông bà Lều Công và 1 đạo về đức thánh Trần. Các đồ thờ tự có giá trị cổ vật như độc bình sứ, nâm rượu, giá trống, giá chiêng, hộp đựng sắc… đều góp phần vào tiếng nói giá trị chung cho di tích. Ở lăng mộ Lều Văn Minh – ngoài ý nghĩa giá trị của một loài hình mộ cổ thời Lý ra, các bia đá ở đây cũng trang trí kiến trúc xây dựng của khu Lăng vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị nghệ thuật vô cùng sâu sắc.

Về ý nghĩa giá trị nhân văn: trong tình hình hiện nay 4 làng thờ Lều Văn Minh ở xã Thị Xương thì 3 làng không còn đền đình nữa – nên đền thờ và phần mộ Lều Công ở thôn Hòa Yên là trung tâm văn hóa tín ngưỡng của cả cộng đồng rộng lớn, có tác dụng giáo dục truyển thống lớn. Ở phạm vi lớn hơn đối với các làng trong khu vực bắc phần sống Thương có đền đình thờ Lều Văn Minh (Đô thống đại tướng quân), thì đền thờ và phần mộ Lều Công ở đây là nguồn gốc, là trung tâm quan trọng để cho các địa phương hướng về.

  1. TÌNH TRẠNG BẢO QUẢN VÀ THỐNG KÊ TÀI LIỆU HIỆN VẬT CỦA DI TÍCH.
  • Đền thờ và phần mộ Lều Văn Minh được xây dựng cách ngày nay gần một thiên niên kỷ. Mặc dù nó luôn luôn được nhân dân địa phương quan tâm bảo vệ hết đời này sang đời khác. Công việc tu bổ tôn tạc thời nào cũng được chú trọng – qua nội dung các văn bia công đức đã phản ánh rõ điều này. Nhưng trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử quê hương và đất nước, thời gian, thiên tai và chiến tranh, nên các hạng mục công trình của di tích hiện nay không còn được nguyên xưa, mà nó đã từng trải qua bao lần trùng tu sửa chữa như nhiều công trình tín ngưỡng văn hóa ở làng quê khác. Chính vì lẽ đó cho nên chúng tôi mới xác định giá trị cơ vản của di tích này là về Lịch sử văn hóa chứ không phải là Kiến trúc Nghệ thuật.

Bản thân công trình là tài sản văn hóa có giá trị lớn của quê hương. Sự tồn tại của nó chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nền văn hóa dân tộc – bởi di tích này nằm kề ngay khu vực thành Xương Giang xưa, lại trải qua bao phen binh đao chiến tranh tàn phá.

Tại đây hiện còn bảo trọng được nhiều tài liệu hiện vật có giá trị văn hóa to lớn, là:

  1. Tượng thờ: 2 pho của ông bà Lều Tướng công bằng gỗ mít, nghệ thuật chạm khắc sơn thếp thời Lê (như miêu tả phần trước).
  2. Lọ độc bình, nậm rượu: bằng sứ thời Lê rất độc đáo.
  3. Giá trống, giá chiêng: bằng gỗ, được chạm trổ công phu điêu luyện.
  4. Hộp đựng sắc phong và trong đó có 5 đạo thời Nguyễn (1 đạo phong cho đức thánh Trần không kê ở đây), 4 đạo phong cho ông bà Lều tướng công nội dung cụ thể như sau:
  • Đạo thứ nhất: ‘Sắc, Duy Tân Tam niên bát nguyệt thập nhất nhật (tức 1/8/1911). Sắc chỉ Bắc Giang tỉnh, Phất Lộc huyện, Hòa Yên xã tòng tiền phụng sự bảo an trấn tĩnh hung ngự trác vỹ dực bảo trung hung Nam Bình Giang Đô Thống đại Tướng quân Kiềm hạt Sứ, phương thượng đẳng thần tiết kinh ban cấp bắc phong chuẩn kỳ phụng sự. Duy Tân nguyên niên phổ quang đại Lễ Kinh ban bảo chiếu trạch ân lễ long đăng trật đặc chuẩng y cự phụng sự dụng chú quốc khánh nhi thân tự điển Khâm tại”.
  • Đạo thứ 2: “Khải Định nhị niên tam nguyệt thập bát nhật (tức ngày 18/8/1917). Sắc: Bắc Giang tỉnh, Lạng Giang phủ, Hòa yên xã phụng sự – Phạm thị Từ Ân phu nhân tôn thần, hộ quốc tý dân tầm chứ linh ứng tứ linh phầu thừa canh mệnh mien niệm thần sang trứ phong vi tể tĩnh đực bảo trung hung trung đẳng thần. Chuẩn kỳ phụng sự thứ cô thần kỳ tương hự bảo ngã lê dân khâm tai”.
  • Đạo thứ 3: “Khải Định cửu niên, thất nguyệt, thập nhị ngũ nhật (tức ngày 25/7/1924): Sắc: Bắc Giang tỉnh, Lạng Giang phủ, Hòa Yên xã tòng tiền phụng sự Nam Bình Giang Đô Thống Đại Tướng Quân Kiềm Hạt Sứ phương tôn thần nguyên tặng bảo an trấn tĩnh hùng ngự tráo vỹ đực bảo trung hung thượng đẳng thần, hộ quốc tý dân, lẫm chứ linh ứng tiết mông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự tứ chính trực, trẫm tứ tuần đại khánh tiết, kinh ban bảo chiếu trạch ân lễ long đăng trật đặc chuẩn y cựu phụng sự dũng chí quốc khánh nhi thân sự điển Khâm tai”.
  • Đạo thứ 4: “Khải Định cử niên thất nguyệt nhị thập ngũ nhật. Sắc: Bắc Giang tỉnh, Lạng Giang phủ, Hòa Yên xã tòng tiền phụng sự Phạm Thị Từ Ân phu nhân tôn thần nguyên tặng tề đĩnh dực bảo trung hung trung đẳng thần, hộ quốc Tý dân lãm trứ linh ứng tiết nông ban cấp sắc phong chuẩn hứa phụng sự tứ linh chính trực Trãm tứ tuần đại khánh tiết, Kinh ban bảo chiến trạch ân lễ long đăng trật, trứ gia tăng trang trung thượng đẳng thần, đặc chuẩn phụng sự dụng chí quốc khánh nhi thân tự điển khâm tại”.
  1. PHƯƠNG CHÂM BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY TÁC DỤNG DI TÍCH.
  2. Phương châm bảo vệ: Đền thờ và Lăng mộ Lều Văn Minh từ xưa tới nay vẫn được nhân dân làng xã Thọ Xương bảo trọng. Thời gian vừa qua nhân dân địa phương đã tu bổ xây dựng cho cả hai khu vực di tích này them khang trang.

Việc nghiên cứu khảo sát lập hồ sơ cho di tích này hiện nay cũng là nhằm bảo bệ cho di tích trên cơ sở pháp lý và khoa học và thực hiện theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm – tham gia bảo vệ di tích, có trách nhiệm hỗ trợ nhau cả về chuyên môn nghiệp vụ và kinh phí tu bổ tôn tạo di tích. Đối với địa phương còn phải thành lập tổ bảo vệ di tích, thành phần gồm đại biểu các cụ thôn sở tại, mặt trận Tổ quốc thôn xã và do 1 đồng chí trong UBND xã làm Trưởng ban.

Đèn thờ và phần mộ Lều tướng công là di sản văn hóa chung, công trình tín ngưỡng được cả 4 làng thuộc khu vực này xưa nay đều quan tâm bảo vệ. Tinh thần vật lực chủ yếu thực hiện theo phương châm dựa vào dân tình làng nghĩa xóm và tâm linh tín ngưỡng và lệ làng truyền thống quê hương. Từ khi có quy chế, pháp lệnh, luật bảo vệ di tích của Nhà nước Cộng hòa X.H.C.N Việt Nam đến nay các di tích lịch sử nói chung, đền thờ và lăng mộ ở đây nói riêng đã được sự bảo hộ theo phương châm dựa cả vào lệ làng và phép nước. Song đó mới là sự bảo vệ theo một chế độ qui định chung về di tích; còn khi di tích đã được nghiên cứu lập hồ sơ để trình Nhà nước công nhận xếp hạng thì di tích này được bảo vệ theo phương châm dựa trên cơ sở pháp lý là chính, lấy lệ Làng và tình cảm tín ngưỡng làm biện pháp thực hiện trực tiếp.

Công tác tu bổ xây dựng di tích ở đây – nhân dân đã thực hiện theo phương châm nguyên tắc bảo tồn nguyên gốc, khôi phục trên cơ sở những nào có từ trước. Kế hoạch của địa phương là tu bổ xây dựng nững hạng mục công trình chính trước, sau đó dần dần hoàn thiện các hạng mục các công trình bổ trợ.

Đối với khu vực Lăng mộ Lều tướng công – ở cách xa khu cư dân, nên đã được nhân dân địa phương xây dựng tường bao bảo vệ chu đáo, các bia đá đã được dụng đặt nơi có mái che nắng mưa cho khỏi mòn chữ và hoa văn.

  1. Về việc phát huy tác dụng di tích:

Do nhận thức sâu sắc về giá trị ý nghĩa của di tích này, cho nên nhân dân và chính quyền địa phương nơi đây chú trọng tới công tác bảo vệ và tu bổ cho di tích; các tài liệu văn bia ở di tích được địa phương tổ chức dịch thuật, in ấn chu đáo công phu để cho mọi người đều hiểu sâu sắc hơn về lịch sử người được thờ. Việc lập hồ sơ đệ trình Nhà nước công nhận bảo vệ hiện nay là nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhằm bảo vệ tốt và phát huy tác dụng lâu dài cho di tích này.

Tiến tới, địa phương cần có kế hoạch phổ biến tuyên truyền rộng rãi hơn về giá trị của di tích này, bằng cách dựng đặt các biển báo chỉ đường vào di tích, kẻ vẽ các bảng pano giới thiệu về nội dung di tích, lịch sử người được thờ, khu vực đất đai bảo vệ di tích. Nội dung các đạo sắc phong, bia sự tích cần giới thiệu cho đông đảo quần chúng nhân dân đều biết, để từ đó nâng cao trách nhiệm bảo vệ di tích.

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC BẢO VỆ DI TÍCH.

Công trình di tích đền thờ và phần mộ Lều Văn Minh từ xưa đến nay đã được nhân dân địa phương bảo vệ giữ gìn và phát huy tác dụng dựa trên cơ sở lệ làng, tình cảm tín ngưỡng của nhân dân là chính. Từ khi Nhà nước ta ban hành quy chế, pháp lệnh và luật bảo vệ di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh, thì các di tích đều được bảo hộ bằng cơ sở pháp lý đó. Nhưng cụ thể sát thực với di tích thì chưa được thực hiện. Đến nay di tích Đền thờ và phần mộ được khảo sát nghiên cứu lập hồ sơ đệ trình Nhà nước chính thức công nhận bảo về. Khi nó được Nhà nước chính thức ra quyết định công nhận – cấp bằng, thì những văn bản hồ sơ này chính là cơ sở pháp lý và khoa học đầy đủ nhất để bảo vệ di tích này. Đồng thời việc lần này chính là thi hành pháp lệnh bảo về và sử dụng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh của Hội đồng Nhà nước đã ban hành ngày 4/4/1984 và Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng quy định việc thi hành pháp lệnh này.

Xuất phát từ giá trị di tích như nội dung các phần đã trình bày ở hồ sơ này, chúng tôi thấy cần phải dùng mọi biện pháp bảo vệ di tích quan trọng này.

Việc khoanh vùng đất đai bảo vệ di tích trên bản đồ có kèm theo biên bản quy đình là cơ sở pháp lý quan trọng nhất về mặt đất đai bảo vệ chi di tích. Khu vực bảo vệ trong bản đồ (trước đây gọi là khu vực bất khả xâm phạm) là khu vực được tô màu đỏ trên bản đồ của hồ sơ này. Trong khu vực này tuyệt đối cấm mọi sự xây dựng hoặc vi phạm. Không một tổ chức hoặc cá nhân nào được tự ý tháo dỡ, thay đổi vị trí hoặc làm hư hại, giảm giá trị vốn có của di tích. Khu vực điều chỉnh xây dựng (trước đây gọi là khu vực bảo vệ di tích) – được tô màu xanh ở bản đồ di tích. Đây là khu vực tiếp giáp với khu vực I (bảo vệ màu đỏ), nhưng lại có quan hệ chặt chẽ tới di tích Đền thờ và Lăng mộ về nhiều mặt: Lịch sử, môi trường, vẻ đẹp chung v.v… Vì vậy, bất cứ tổ chức hoặc cá nhân nào muốn phá vỡ hoặc xây dựng them một công trình tại đây đều phải xin phép của chính quyền và cơ quan chuyên môn các cấp – tùy theo quy mô tín chất của công trình xây dựng.

Căn cứ vào giá trị vốn có của di tích, cở sở pháp lý và khoa học bảo vệ di tích, chúng tôi thấy đền thờ và phần mộ Lều Văn Minh rất xứng đáng được Nhà nước và cơ quan chuyên mông cao cấp quan tâm nghiên cứu lập hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa xét duyệt công nhận cấp bằng di tích…

Hà Bắc, ngày 25 – 11 – 1994

NGƯỜI SOẠN THẢO

Lê Viết Nga (Bảo tàng Hà Bắc)

                                           CAC CAP CHUNG NHAN

 1 UBND xã Thọ Xương                4. Bảo Tàng Hà Bắc

  1. Phòng VH-TT và Thể Thao     5. Sở Văn hóa TT và Thể thao

    thị xã Bắc Giang.                            tỉnh Hà Bắc

  1. UBND Thị xã Bắc Giang         6. UBND Tỉnh Hà Bắc

Leave a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *