Trong quá trình học tập, làm việc ở Nhật. Sẽ có dịp chúng ta tới thăm nhà người Nhật, có thể là người bạn cùng làm, ông chủ quán nơi bạn làm thêm, chương trình hot family,… Hôm nay, Thanh Giang xin chia sẻ cách khi chúng ta thăm nhà người Nhật một cách formal nhé. Từ đó chúng ta sẽ “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
1.Chuẩn bị quà trước khi tới thăm
Trong văn hóa của người Nhật, sẽ tặng quà khi tới thăm nhau. Nên các bạn hãy chuẩn bị một món quà nhé.Thanh Giang có chia sẻ một bài viết về văn hóa tặng quà của người Nhật. Các bạn cùng tìm hiểu thêm nhé.
Link bài chia sẻ: https://thanhgiang.edu.vn/cach-tang-qua-cua-nguoi-nhat-nhung-luu-y/
Các bạn du học sinh, nên chuẩn bị những món quà nhỏ như gói café, gói bánh kẹo Việt (lưu ý hạn sử dụng)….để dùng tặng khi cần nhé.
2.Khi tới nhà chúng ta cần lưu ý một số điều sau
+ Đúng giờ, với người Nhật thì vấn đề thời gian, đúng giờ là việc cần phải lưu ý đối với chúng ta. Thường thì chúng ta nên đến trước giờ hẹn khoảng 5 phút là tốt nhất. Ví dụ hẹn 9h thì 8h55 nên có mặt.
+ Khi tới nhà nhớ bấm chuông, tiến hành chào hỏi và khi bước vào nhà hãy nói câu “おじゃまします với thái độ vui vẻ các bạn nhé.
3.Đặt giầy, dép
Khi đến thăm nhà người Nhật Bản, bạn sẽ đi qua khu tiền sảnh .Khu vực này để bạn tháo giày của mình. Bạn hãy cời giày dép, xếp ngay ngắn để mũi giày hướng ra cửa rồi xỏ dép đi trong nhà hoặc bạn hãy đi tất sạch vào nhà .Người Nhật rất sạch sẽ và không thích ai đi chân trần vào nhà mình. Đến phòng khách bạn hãy nói cảm ơn chủ nhà và tặng quà cho gia đình bằng câu “これ、ほんのきもちです”. Đặc biệt, họ không thích những người để giày dép lộn xộn nơi genkan và nếu có giá dày dép bạn hãy để vào vị trí mà chủ nhà hướng dẫn.
4.Ngồi ở phòng khách.
Khi vào phòng khách, vị trí ngồi các bạn chú ý làm theo hướng dẫn của gia chủ. Có nhiều gia đình Nhật Bản hiện nay vẫn ngồi trên sàn, nên các bạn hãy học cách ngồi đó nhé! Nhiều gia đình hiện đại thì sử dụng bàn ghế,… Cái này tùy thuộc hoàn cảnh thực tế để có phép ứng xử hợp lý nhé các bạn.
5.Ngồi ăn.
Vì lần đầu đến nhà người Nhật chơi, nên chúng ta giữ phép khiêm cung. Khi đã hiểu biết nhau, thân quen rồi thì chúng ta sẽ tùy theo hoàn cảnh để ứng xử cho phù hợp. Ví dụ như ở Việt Nam của chúng ta cũng vậy, nếu ở ngoài Bắc thì mọi người thường dạy: “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Còn ở trong Nam thì ngồi là “chén”
Các bạn đọc thêm bài chia sẻ về văn hóa ăn uống của người Nhật nhé: https://thanhgiang.edu.vn/tim-hieu-ve-viec-di-an-voi-nguoi-nhat/
Trước khi ăn luôn nói câu: Itadakimasu
6.Ngồi ở phòng trà sau bữa ăn
Sau khi ăn xong, chúng ta thường ra phòng trà để cùng ăn hoa quả, bánh kẹo,… và thưởng trà. Thì cách ngồi và phong thái cũng như khi ngồi ăn các bạn nhé, luôn giữ thái độ khiêm cung. Kể cả khi bắt đầu ăn hoặc uống chúng ta cũng sẽ nói Itadakimasu.
7.Chào khi ra về
Sau buổi thăm nhà, chúng ta cần thể hiện thái độ cám ơn gia chủ đã đón tiếp chúng ta một cách thân tình. Khi ra về các bạn hãy chào chủ nhà và nói: Ojamashimashita
Với bài chia sẻ ngắn này, Thanh Giang hy vọng sẽ giúp bạn tìm hiểu cách lịch sự khi tới thăm nhà người Nhật. Giống như việc học tiếng Nhật của các bạn cũng vậy, chúng ta học thể lịch sự trước, sau đó sẽ học tới thể ngắn,…
Chúc các bạn sẽ có được những mối quan hệ, người bạn, đối tác tốt,… trong quá trình sinh sống, học tập và làm việc tại Nhật Bản nhé.
Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn dưới phần bình luận. Để những bài chia sẻ của Thanh Giang được tròn vẹn và đầy đủ.
Trân trọng cám ơn
Thanh Giang
Nguồn ảnh: Sưu Tầm